Tô Bắc Sơn phái người tìm hàn sĩ
Cao Quốc Thái nạn gấp gặp bạn xưa
Tế Điên đưa Tô Lộc và Phùng Thuận đến cửa Nam huyện Dư Hàng. Thấy bên đường có một tiệm cơm, Tế Điên nói:
- Này Tô Lộc, Phùng Thuận, chúng ta vào đây uống vài ly rượu, nghỉ ngơi giây lát rồi hãy đi nơi tiếp.
Hai người gật đầu, cùng bước vào quán cơm, kêu mấy món ăn. Tô Lộc nói:
- Thưa Thánh tăng, chúng ta đã đến huyện Dư Hàng rồi mà Cao tiên sinh
chưa biết ở đâu. Khi tìm được Cao tiên sinh rồi, chúng ta cùng uống một
bữa no say nhé!
Tế Điên nói:
- Bây giờ chúng ta cứ uống rượu trước đi đã, lát nữa sẽ đi tìm kiếp ông ấy. Đường còn xa lắm mà!
Ba người nói chuyện một lát thì ăn uống đã xong, trả tiềm cơm rồi ra khỏi
quán, tiến vào cửa Nam. Đến một ngã tư, quẹo về hướng Đông thì phía Bắc
con đường chính là nha môn huyện lỵ. Tế Điên bươn bả đi thẳng vào trong
huyện nhạ Tô Lộc hỏi:
- Sư phụ đi đâu vậy?
Tế Điên đáp:
- Hai người ở ngoài này chờ ta, ta vào đây kiếm một người.
Tế Điên mới bước vào cửa lớn, nghe bên trong có tiếng nạt:
- Nãy giờ sưu tra hỏi cung, mà can sự chẳng chịu cung khai. Vậy tả hữu
hãy bày đồ côn kẹp ra, tra khảo Cao Quốc Thái một hồi rồi sẽ hỏi lại.
Tế Điên nghe nói cũng bắt rùng mình.
Tại sao Cao Quốc Thái lại lọt vào đây, bị quan nha thẩm vấn như vậy? Trong đó có một ẩn tình.
Nhân vì hôm nọ Cao Quốc Thái xuống khỏi núi Thành Hoàng, nghĩ tới tính lui
mãi, muốn bỏ đi qua xứ khác, ngặt nỗi không bà con, lại không nơi nương
tựa. Rồi tính trở lại, chi bằng về lại huyện Dư Hàng vẫn hơn. Tự mình
đáp thuyền nhỏ cũng là chỗ đồng hương quen biết, tiền đò mất 100 tiền.
Ăn uống qua loa về tới huyện Dư Hàng thì 200 tiền cũng vừa đủ. Trong
lòng lại nghĩ, bây giờ mình trở về nơi cố thổ, cũng không có chỗ sanh
phương. Thứ nhất là không một người thân thích, thứ hai là không một bạn quen. Muốn kiếm chỗ mượn đỡ ít điếu tiền cũng không có!
Ở bên xứ người thì muốn trở về nhà. Đến khi về đến nhà, phải sống làm sao đây?
Có mấy nhà chí thân, cũng có thể cùng ta chia buồn giải muộn. Có mấy
người bạn tri kỷ, cũng có thể để cho ta bày tỏ cả tâm can. Thật đúng như lời người xưa đã nói:
Nghèo ở chợ đông có móc đồng
Móc hoài chẳng dính bà con thân
Giàu ở rừng sâu tay xách gậy
Xua hoài không hết bạn vô nhân.
Cao Quốc Thái là một người có chí khí, không muốn cầu cạnh bạn bè, nghĩ tới nghĩ lui, càng nghĩ càng thêm bối rối, chỉ còn nước chết cho xong! Định đi đến con sông chạy quanh thành nhảy xuống chết cho rảnh. Đứng bên bờ
sông nhìn ghe thuyền qua lại rộn rịp, tự nghĩ rằng: "Chết đây, chết đây! Ta chết rồi vạn sự kể như xong. Sống có lúc, chết có nơi, đây là chỗ
tuyệt mạng của ta đây!". Nghĩ xong lấy đà định nhảy xuống nước, bỗng sau lưng có tiếng nói:
- Bạn ơi, đừng, đừng! Đừng nhảy xuống sông vội, có tôi đến đây!
Cao Quốc Thái ngoái đầu xem, thấy người ấy mình cao bảy thước, lưng eo vai
rộng, đầu đội khăn xanh, y phục màu xanh. Da mặt hơi tía, trong tía ửng
hồng, trong hồng lộ tía, mày cong mắt rộng, sóng mũi thẳng ngay, khuôn
mặt cân đối, tuổi ngoài đôi mươi.
Người ấy nói:
- Tiên sinh là người đọc sách rõ biết lý lẽ ở đời, cớ sao lại tìm một việc nhầm lẫn đáng tiếc như vậy?
Cao Quốc Thái nói:
- Xin huynh đài đừng hỏi đến làm gì. Trên thế gian này tôi không có đất dung thân, thà chết quách cho xong!
Người kia nói:
- Thưa tiên sinh, tiên sinh có điều gì khó giải quyết, xin nói cho tôi cùng nghe với!
Cao Quốc Thái thấy người ấy thành thật, mới nói:
- Huynh đài tôn tánh chi?
- Tôi họ Vương, tên Thành Bích, cũng là người ở tại địa phương này. Tôi
có một cái chành ở bên sông này. Ai có hàng hóa đều đến chành tôi gởi
hết. Tiên sinh tại sao lại tìm một việc nhầm lẫn như thế?
Cao Quốc Thái nói:
- Tôi cũng là người ở địa phương này. Nhà tôi ở trong cửa Nam, tôi họ
Cao, tên là Quốc Thái. Nhơn vì gia thế suy vi, tôi đưa gia quyến đến Lâm An ký ngụ Ở một Ni am. Tôi nghĩ mình làm trai đứng ở trong trời đất,
trên không thể giúp vua an dân, dưới không thể bảo dưỡng vợ con, như vậy sống trên đời này uổng quá. Thôi thà chết phức cho xong!
Vương Thành Bích nói:
- Huynh đài ơi, anh là người thông minh, lại bị chính cái thông minh đó
gạt gẫm! Cần chi phải coi thường mạng sống như thế? Thôi, chúng mình tìm một quán cơm ăn no bụng đã, rồi tôi sẽ bày cho anh một phương thế làm
ăn. Đừng có nghĩ quẩn làm chi, người ta chết rồi không sống lại được
đâu!
Cao Quốc Thái cùng Vương Thành Bích tìm vào một quán cơm kêu mấy món. Ăn uống no say xong, Vương Thành Bích nói:
- Bữa nay trong tay tôi không có một trinh nào hết, cũng không có một tấm ngân phiếu nữa, phải đợi đến ngày mai mới có. Bữa nay anh chịu khó kéo
thuyền trước đi nhé!
Cao Quốc Thái nói:
- Tôi là thư sinh, sức trói gà không chặt, làm sao có thể nắm thuyền nổi?
Vương Thành Bích nói:
- Anh ơi, đừng nói như vậy, đến chỗ nào phải theo chỗ đó mới được. Anh không nhớ người xưa có câu thơ như thế này hay sao:
Thân người quân tử có thể lớn có thể nhỏ,
Chí của kẻ trượng phu có lúc duỗi có lúc ngay!
- Hôm nay anh chịu khó đi kéo ghe đi, đợi vài hôm tôi có tiền sẽ đưa anh
mua bạc lượng đi rước gia quyến về trước. Anh thấy như vậy có được
không?
Cao Quốc Thái nghĩ rằng: "Anh ta với mình là duyên bèo
nước mà còn khuyên ta như thế thì ta còn cố chấp lài gì". Nghĩ rồi bèn
nói:
- Huynh đài đã quá yêu tiểu đệ như thế, tiểu đệ xin đi kéo thuyền vậy.
Vương Thành Bích nói: Ừ, phải đấy!
Nói rồi đứng dậy dẫn Cao Quốc Thái ra bờ sông. Nơi đây có một thuyền chất đầy hàng hóa sắp nhổ neo.
Vương Thành Bích nói:
- Quản thuyền ơi, tôi có một anh bạn, để anh ấy kéo thuyền chúng mình
với. Nhờ quản thuyền để ý chỉ bảo giùm. Đến chỗ cất hàng lên vẫn để ý
anh ấy kéo thuyền về được quãng nào hay quãng nấy nhé!
Quản thuyền nói:
- Được mà, có Vương đại ca gởi gấm, chúng tôi đâu dám xử tệ.
Cao Quốc Thái bèn ở lại chờ. Giây lát thuyền nhổ neo, mọi người đều cầm một khúc cây để kéo. Cao Quốc Thái không biết làm gì, có người đưa anh ta
một khúc cây như vậy. Đương lúc thuyền đi, mọi người đương kéo vừa hò
lấy trớn. Cao Quốc Thái lại nhớ trong sách về chương mười ba có đoạn:
"Người quân tử ở hoàn cảnh nào, sống hợp hoàn cảnh đó, không muốn vượt
quá phạm vị Ở cảnh giàu sang, sống đúng theo giàu sang; ở cảnh nghèo
khó, sống theo nghèo khó; ở chỗ mọi rợ, sống theo mọi rợ; ở cảnh hoạn
nạn; sống theo hoạn nạn. Người quân tử không bị mắc mứu vào mà cũng
không lấy làm tự đắc mình hơn người".
Cao Quốc Thái chỉ nhớ đến
sách, mặt ngẩn ngơ, mấy người kéo ghe thấy vậy cười rộ. Một ngày nọ, ghe đến Ân Gia Độ cất hàng hóa lên. Cao Quốc Thái mệt lử chịu không nổi bèn xuống ghe ngủ vùi. Ngày hôm sau, ghe chở hàng hóa khác trở về. Cao Quốc Thái lại tiếp tục kéo ghe như cũ. Đến huyện Dư Hàng, ghe vừa ghé bến
thì Vương Thành Bích đứng chờ sẵn ở đó.
Vương Thành Bích nói:
- Chắc mấy hôm nay anh mệt lắm hả? Tôi đến đón anh đây. Anh em mình chắc
là có túc duyên, ngày hôm nay tôi lại được một bút khoảng 35 điếu nữa.
Bây giờ chúng mình hãy cùng nhau ăn uống tí chi đã, lát nữa hãy vào
thành mua bạc rồi ngày mai anh đi rước gia quyến về. Bữa nay ta đong
rượu, mua thịt về vui nhậu suốt đêm nay mới vừa.
Cao Quốc Thái nói:
- Tốt quá! Tốt quá! Tôi cùng Vương huynh sơ ngộ mà huynh trưởng đãi hậu như thế, tôi thật cảm kích vô cùng!
Vương Thành Bích nói:
Anh em mình là bạn tri kỷ, mới gặp như người quen, anh khách sáo làm gì!
Cao Quốc Thái nghĩ: "Anh bạn này thành thật quá!". Bèn cùng với Vương Thành Bích đi ăn điểm tâm. Trời cũng đã tối. Vương Thành Bích lấy tiền trao
cho Cao Quốc Thái vào thành mua bạc, cầm theo một chiếc bình để đong
rượu, mua thịt đem về nhậu. Cao Quốc Thái vào thành mua 50 lượng bạc,
đong rượu, mua thịt xong trở về. Nhằm lúc cửa thành sắp đóng, Cao Quốc
Thái vừa sắp ra cửa thành thì từ trước mặt có một người chạy lại như
bay, hình như có việc gì gấp lắm và đụng phải Cao Quốc Thái một cái xửng vửng. Người ấy vội nói:
- Xin tiên sinh thứ lỗi, tôi vội quá vì có một việc gấp lắm, mới vô ý đắc tội với tiên sinh như thế.
Nói xong, người ấy chắp tay xá dài, rồi lật đật đi ra cửa thành.
Cao Quốc Thái vốn là người văn nhã, tuy bị đụng xửng vửng, nhưng lại nghĩ:
"Người ta đụng mình đâu phải cố ý thì chấp làm chi!". Nghĩ rồi tiếp tục
đi ra khỏi thành. Bỗng nhiên sực nhớ lại: Hình như gói bạc của mình bị
đụng xóc thì phải? Lấy tay rờ thử thì than ôi, gói bạc không cánh làm
bay! Té ra người đụng Cao Quốc Thái chính là kẻ trộm giữa ban ngày. Ban
nãy thấy Cao Quốc Thái mua bạc bèn giả bộ đụng Cao Quốc Thái rồi chớp
lấy gói bạc đi thẳng. Càng nhớ tới, Cao Quốc Thái càng thấy bối rối
thêm: Lát nữa đây gặp Vương Thành Bích, mình sẽ ăn nói ra sao? Chi bằng
chết quách cho xong. Ngày hôm kia, ta muốn chết mà không chết được, phải chăng còn lại hai ngày đền tội chưa xong? Thật là "Diêm vương ấn định
canh ba chết, nào để người đời sống rốn đến canh năm!". Nghĩ như thế rồi bèn đến bên bờ sông quanh thành, định nhảy xuống chết phứt cho rảnh.
Tự mình than thở: "Cao Quốc Thái ơi, Cao Quốc Thái! Mạng vận mi toan mãi
vẫn không thông. Chẳng dè hôm nay ta lại chết tại chỗ này". Đương lúc
thở than như thế, lại nghe kế bên có tiếng người hỏi:
- Người đó có phải là ân huynh Cao Quốc Thái đó chăng?
Tiếng nói đó quá gần làm Cao Quốc Thái ngừng bỏ ý định. Người ấy lại nói tiếp:
- Em tưởng anh chết rồi! Tìm kiếm anh khắp nơi mà chẳng biết anh xiêu lạc phương nào, chẵng dè hôm nay anh ở đây!
Người ấy nói rồi chạy đến cúi chào. Cao Quốc Thái nhìn lại mà chẳng nhớ là
ai, xem hình như quen mặt nhưng bất chợt chẳng nhận ra, mới hỏi:
- Lão huynh có nhìn lộn người chăng?
Người ấy đáp:
- Huynh trưởng ơi, cả tiểu đệ là Lý Tứ Minh anh cũng không nhớ ra nữa sao?
Cao Quốc Thái nghe qua chợt nhớ, nói:
- À, à, té ra là Lý đệ.
Nguyên Lý Tứ Minh thuở nhỏ nhà nghèo, mẹ góa, ở ngụ cư nơi nhà Cao Quốc Thái.
Việc chi dụng hàng ngày đều do Cao Quốc Thái bảo bọc hết. Đến tuổi học
tập, Lý Tứ Minh cũng học luôn ở nhà Cao Quốc Thái. Mẹ Tứ Minh chết, Quốc Thái xuất tiền chôn cất chu đáo. Cao Quốc Thái hỏi Tứ Minh ý muốn học
tiếp để làm quan hay thích ra buôn bán. Lý Tứ Minh nói:
Tôi muốn tìm một cửa hiệu để học tập nghề buôn bán tốt hơn, nhà tôi nghèo, đâu đủ tiền của mà theo nghiệp công danh.
Cao Quốc Thái nói:
- Cũng được, để ta tìm một chỗ cho em học buôn bán nhé!
Bèn gởi Tứ Minh vào tiệm gạo Thiên Thành trong thành mà học buôn bán. Tất
cả những áo quần, mùng mền đem theo để đi học đều do Quốc Thái chu cấp.
Lý Tứ Minh cũng quyết ý học tập, mọi việc đều không nhầm lỡ, chuyên tâm
học tập ba năm đã mãn. Chủ nhà đến tiệm kết toán sổ sách, thấy Lý Tứ
Minh mọi việc đền cần kiệm, lòng rất vừa ý, bèn tìm một nhà khách mở
riêng một tiệm gạo ở Thanh Giang giao cho Lý Tứ Minh coi sóc. Công việc
làm ăn rất phát đạt. Chủ nhà không có con trai, chỉ có một cô con gái,
bèn đem gả cho Lý Tứ Minh bầu bạn, phụng dưỡng ông bà lúc tuổi già, lại
đem một phần gia nghiệp chia cho con rể. Về sau, hai ông bà già qua đời, Lý Tứ Minh coi sóc luôn cả sự nghiệp công danh đó.
Hồi tưởng
lại: "Ngày trước nếu không nhờ ân huynh bảo bọc, mình đâu có được sung
túc như ngày nay". Bèn đưa cả gia quyến, thâu thập đồ tế nhuyễn, cùng
nhau về chốn cũ, tìm ân huynh Cao Quốc Thái.
Đến huyện Dư Hàng
tìm hỏi, không ai biết Cao Quốc Thái phiêu bạt phương nào! Họ đều nói vì nghèo quá, Cao Quốc Thái dọn đi nơi nào không biết. Lý Tứ Minh than thở không cùng! Bèn mua một ngôi nhà ở ngoài cửa Tây thành, lại mở một tiệm bán lương khô ở ngoài cửa Nam. Hôm nay đang lúc đi trở về nhà, Tứ Minh
bỗng gặp Cao Quốc Thái. Hai người gặp nhau, buồn vui lẫn lộn, cùng nhau
bày tỏ việc vừa qua.
Cao Quốc Thái nói:
- Lão đệ này, nếu hôm nay anh không bị mất tiền, chắc gì chúng mình gặp được nhau!
Lý Tứ Minh nói:
- Bây giờ anh tới nhà em trước đã, chúng ta sẽ hàn huyên tâm sự.
Hai ngưòi đứng dậy cùng đi, tới trước không xa bỗng Cao quốc Thái đạp phải một vật, cúi xuống đưa tay rờ xem thì là một bó đồ.
Updated 101 Episodes