Chương 20: Sắc màu hoang dã

Câu hát đó linh nghiệm rồi.

Thiệu Huyền hận không thể tát bản thân mình một cái, cái mồm thối này!

Khi mặt trời ló dạng, băng tuyết tang đi, Cách mang người đến, chặn lại đám người đang vui vẻ cầm công cụ đi bắt cá.

Nhìn thấy nụ cười quen thuộc của Cách, nhìn đám người Cách mang đến bọn trẻ mới nhớ ra, chết tiệt, mỗi năm khi mùa đông kết thúc, trước khi Lễ Phong Tuyết và hoạt động Tế Bái bắt đầu chúng đều bị bắt đi tắm rửa sạch sẽ.

Ghét tắm rửa nhất trên đời!

Nói một cách nho nhã thì phải tắm rửa trước lễ Tế Bái của bộ lạc, nhưng trên thực tế thì những đứa trẻ không thích tắm rửa này sẽ bị bắt đi đến khe suối tắm rửa, nhìn những chiến sĩ mà Cách mang đến cũng đủ hiểu, không muốn tắm cũng phải lo mà tắm!

Cũng may Thiệu Huyền vẫn muốn đi tắm, cả mùa đông đến mặt cũng không rửa lần nào, tóc bết lại thành cục, nếu Cách không nói thì anh cũng không ý thức được bộ dạng hiện giờ của mình thế nào.

Thiệu Huyền đến bên suối, soi mình vào dòng nước, những đợt sóng nước khiến anh nhìn không rõ lắm nhưng cũng nhìn ra đại khái bản thân lôi thôi như thế nào.

Tráng sĩ cường tráng thì có thể nhảy xuống suối tắm chứ trẻ nhỏ thì không được, Cách đã cho người nấu sẵn nước nóng trước đó, cứ múc nửa gáo nước nóng, cho thêm một chút nước suối rồi xối lên người bọn trẻ đã bị cởi trần đang bị đè xuống tảng đá, trong tay không biết cầm theo dây mây hay thứ gì kỳ cọ cho bọn chúng, mỗi lần chà là có thể thấy một dòng nước đen ngòm chảy xuống. Bọn trẻ này sắp trở thành người đất cả rồi.

Cứ dội từng gáo nước như thế, từng đứa trẻ đã được tắm rửa sạch sẽ, tắm xong thì vứt lên tấm đệm cỏ gần đó sẽ có người lấy da thú sạch bao chúng lại rồi ẵm về hang. Da thú mà bọn trẻ mang trước đó sẽ được phụ nữ trong bộ lạc mang đi giặt, giặt xong phơi khô rồi mới trả lại cho chúng.

Nhìn thấy từng đứa từng đứa trải qua cảnh tượng như thế Thiệu Huyền giật giật cơ mắt.

Có một loại ảo giác như bị lạc vào xưởng chế biến thực phẩm vậy.

Nhìn thấy Cách đi tới Thiệu Huyền liền nói: “Để cháu tự tắm cho cháu vậy!”

Thấy Thiệu Huyền có vẻ phối hợp nên Cách vứt cho một cái gáo rồi dời sự chú ý sang những đứa trẻ khác. Dù sao thì những đứa trẻ sống sót qua mùa đông này đừng hòng mà trốn được.

Những đứa trẻ được tắm rửa xong, mang về hang được thông báo, ngày hôm kia sẽ tổ chức Lễ Phong Tuyết và hoạt động Tế Bái. Đây là quyết định của thầy phù thủy, không có ai phản đối hay ấm ức gì cả. Xem ra lão thầy phù thủy này tẩy não rất thành công, cho dù có bị mang ra tắm thành thế kia thì cũng không oán trách ông nửa lời.

Sau khi mùa đông qua đi ba ngày thì lớp tuyết dày đặc trước cửa hang cũng dần tan chảy nhanh chóng, khối băng chỗ lỗ thông gió cũng vậy. Nhưng mà mùa đông vừa qua đi thì nhiệt độ đã tăng lên rất nhiều, cuộn tròn trong thảm da thú cũng không thấy lạnh nữa. Mọi thứ dường như đã được trả về sự sống.

Mấy hôm nau điều khiến cho Thiệu Huyền có ấn tượng nhất là những người thường ngày ăn mặc như ăn mày trong hang đều ăn mặt rất chỉnh tề, cho dù chất lượng da có không tốt hay bị thủng thì cũng rất sạch sẽ, tóc có dài ngắn như thế nào cũng được chải chuốt gọn gàng.

Đến ngày Lễ Phong Tuyết, bọn trẻ trong hang vẫn ngủ say, hoạt động Tế Bái đến đêm mới được tổ chức, bây giờ họ cũng không được cho ra bờ sông bắt cá nên đành ngủ thôi, đến giờ tự khắc sẽ có người đến gọi dậy.

Bức màn cỏ trước hang bị vén lên, Cách nói vọng vào với bọn trẻ đang nằm lì trên đất: “Được rồi đấy mấy đứa, dậy sắp xếp chuẩn bị lên núi nào!”

Khi nhìn thấy Cách, Thiệu Huyền suýt chút nữa nhìn không ra, không biết ông đang mang sừng con thú gì trên đầu, trên cổ đeo sợi dây chuyền với rất nhiều xương thú, da thú mang trên người cũng không giống mọi ngày, hoa văn cũng rất tinh tế, lông trên đó cứ như những chiếc đinh nhọn, nhìn không mềm mại tí nào. Chắc là loài thú nào hung dữ lắm.

Ngoài ăn mặc ra Cách còn dùng thực vật làm nguyên liệu vẽ hoa văn lên mặt, hai bên gò má vẽ hoa văn rất giống biểu tượng tô-tem của bộ lạc, trán, mũi, cằm cũng có. Mỗi lần đi săn các chiến sĩ vẫn thường hay vẽ như thế. Tuy rằng trong lúc săn bắn trên người họ cũng sẽ xuất hiện hoa văn tô-tem thế nhưng vẽ lên mặt trước khi đi săn đã trở thành một thói quen, một loại nghi thức mà hoạt động Tế Bái hiện tại cũng thế.

Nghiêm túc mà nói thì đây cũng là lần đầu tiên Thiệu Huyền tham gia hoạt động Tế Bái của bộ lạc, lúc anh tỉnh dậy ở nơi này thì hoạt động Tế Bái cũng đã qua rồi, thế nên anh cũng không có ký ức nào liên quan đến nó. Có một cảm giác rất mới lạ.

Những đứa trẻ trong hang rất tích cực với hoạt động Tế Bái, do đây là hoạt động của tất cả thành viên trong bộ lạc, cho dù sống trên đỉnh núi hay dưới chân núi, cho dù là chiến sĩ cường tráng hay trẻ sơ sinh vừa lọt lòng đều phải lên núi cả.

Đây là báo hiệu bắt đầu của một năm, cũng là hoạt động mà người dân thích nhất.

Hoạt động tế bái được tổ chức trên đỉnh núi, cách nơi ở của thầy phù thủy không xa.

Thiệu Huyền để lại Caeser trong hang rồi theo mọi người rời đi.

Trời cũng đã tối, bóng đen đã nhanh chóng bao trùm xuống, bầy dạ yến thức dậy sau mùa đông dường đã nhận thức được điều gì đó, không thấy con nào xuất hiện đêm nay cả.

Sau khi lên núi, Thiệu Huyền cũng đã nhìn thấy đám đông đã đến trước đó ai cũng “trang điểm lộng lẫy”. Trên đầu đeo nào là sừng tuần lộc, sừng trâu, lông vũ, còn có những thứ mà Thiệu Huyền không biết đó là thứ gì, trên cổ ai nấy đều đeo những sợi dây chuyền dày đặc trang sức, so với những sợi dây chuyền răng thú mà những người này đang đeo thì đúng là những sợi dây chuyền răng cá của bọn trẻ trong hang nhìn chẳng ra gì.

Trên mặt các chiến sĩ tô-tem cũng được vẽ những hoa văn khác nhau, nam có nữ cũng có, Thiệu Huyền còn nhìn thấy nữ chiến sĩ, trên đầu cô ấy cắm một chiếc lông vũ ngũ sắc rất lớn của một loại chim nào đó, trên cổ đeo rất nhiều xương thú, trên lưng còn mang đai lưng da của một loại rắn nào đó, hoa văn rất đặc biệt, trên váy còn đính rất nhiều trang sức xương, lúc cô ấy cử động những đốt xương ấy va vào nhau tạo nên âm thanh lạch cạch.

Cách nói cô ấy là một chiến sĩ dũng mãnh có địa vị trong bộ lạc. Những cô gái khác sau khi thấy được những trang sức của cô ấy thì rất ngưỡng mộ, bên cạnh đó cũng có một số người lộ rõ vẻ ghen tị.

So sánh ra thì bọn Thiệu Huyền giống như bọn ranh con đang đi giữa đám người mình đồng da sắt, cao to cường tráng vậy.

Thiệu Huyền nhìn thấy những đứa trẻ khác trong bộ lạc, cho dù là sống dưới chân núi hay trên lưng núi, hay những người sống gần đỉnh núi thì trang sức họ đeo cũng rất giống với mọi người, theo như Thiệu Huyền thấy thì có khác cũng chỉ khác kích cỡ so với người lớn mà thôi. Nhưng mà có thể thấy rõ rằng những người càng sống trên cao thì trang sức họ mang càng “cao cấp”.

Những đứa trẻ đi cùng vị nữ chiến sĩ phía trước lúc nãy rất chảnh chọe, mấy người tưởng mấy người đang đeo cái gì vậy? Đầu lợn rừng hả?

Thiệu Huyền khẽ nhếch mày rồi nhìn về bên cạnh, phát hiện những đứa trẻ trong hang mắt sáng quắc ngưỡng mộ những đứa trẻ được mang những trang sức “cao cấp” kia.

Mọi thứ xung quanh, dũng mãnh như thế.

Hoang dã, huyền diệu, tràn đầy màu sắc hoang dã kịch liệt như thế.

Cơ mặt của Thiệu Huyền cứng đơ. Đây là lần đầu tiên anh cảm nhận được cuộc sống của bộ lạc nguyên thủy rõ ràng như thế.

Chapter
1 Chương 1-1: Mở đầu
2 Chương 1-2: Đằng trước ơi, khố da tụt rồi
3 Chương 2: Cuộc sống vất vả
4 Chương 3: Đối thủ cũ
5 Chương 4: Bọn trẻ con trong hang thật sự đáng sợ
6 Chương 5: Anh định đùa với tôi đấy à
7 Chương 6: Phiền phức
8 Chương 7: Con cá kỳ quái
9 Chương 8: Từ ngữ đẹp nhất trên thế gian
10 Chương 9: Chỉ cần là lời hay thì cậu nói gì chúng tôi cũng tin
11 Chương 10: Đi theo tôi sẽ có thịt ăn
12 Chương 11: Ghi chép và đếm số
13 Chương 12: Đánh!
14 Chương 13: Mạc Nhĩ
15 Chương 14: Thầy luyện đá
16 Chương 15: Cũng xấu xa như ông vậy
17 Chương 16: Mùa đông đã đến
18 Chương 17: Bích họa
19 Chương 18: Like một cái
20 Chương 19: Mặt trăng xuất hiện rồi
21 Chương 20: Sắc màu hoang dã
22 Chương 21: Cậu bị cháy rồi
23 Chương 22: Lửa trong lò không gây bỏng
24 Chương 23: Thay đổi
25 Chương 24: Cháu tên gì?
26 Chương 25: Nguồn gốc sức mạnh
27 Chương 26: Ngọn lửa tàn khuyết
28 Chương 27: Sẽ có ngày ta tổ chức khoa phú yến
29 Chương 28: Cháu muốn học rèn đá
30 Chương 29: Kỹ thuật rèn đá điệu nghệ
31 Chương 30: Quà của lão khắc
32 Chương 31: Sự thô lỗ giản đơn
33 Chương 32: Đại lộ danh vọng
34 Chương 33: Dài bằng đầu ngón tay
35 Chương 34: Đổi phong cách rồi
36 Chương 35: Cũng Tạm Được Nhỉ?
37 Chương 36: Nào đấm một cái đi
38 Chương 37: Đao răng độn giáp
39 Chương 38: Chuẩn bị
40 Chương 39: Xuất phát
41 Chương 40: Tiến vào
42 Chương 41: Hắc phong
43 Chương 42: Lợn rừng
44 Chương 43: Thú săn cao cấp
45 Chương 44: Nghi ngờ
46 Chương 45: Sinh vật ngoài hang
47 Chương 46: Mặt cắt không còn giọt máu
48 Chương 47: Môi trường đáng ghét
49 Chương 48: Một mất một còn
50 Chương 49: Tuyết lở
51 Chương 50: Trời lại sáng
52 Chương 51: Sờ một chút
53 Chương 52: Ba con
54 Chương 53: Sói trong rừng
55 Chương 54: Dưới núi có sâu
56 Chương 55: Xui xẻo đến vậy sao?
57 Chương 56: Vua sâu đá
58 Chương 57: Sự lựa chọn của trực giác
59 Chương 58: Xương người trong hang
60 Chương 59: Ra khỏi núi
61 Chương 60: Đừng manh động! có gì từ từ nói!
62 Chương 61: Có chết cũng đáng
63 Chương 62: Trở về
64 Chương 63: Lễ rửa đao
65 Chương 64: Vị trí của hoa văn tô-tem
66 Chương 65: Trưởng lão
Chapter

Updated 66 Episodes

1
Chương 1-1: Mở đầu
2
Chương 1-2: Đằng trước ơi, khố da tụt rồi
3
Chương 2: Cuộc sống vất vả
4
Chương 3: Đối thủ cũ
5
Chương 4: Bọn trẻ con trong hang thật sự đáng sợ
6
Chương 5: Anh định đùa với tôi đấy à
7
Chương 6: Phiền phức
8
Chương 7: Con cá kỳ quái
9
Chương 8: Từ ngữ đẹp nhất trên thế gian
10
Chương 9: Chỉ cần là lời hay thì cậu nói gì chúng tôi cũng tin
11
Chương 10: Đi theo tôi sẽ có thịt ăn
12
Chương 11: Ghi chép và đếm số
13
Chương 12: Đánh!
14
Chương 13: Mạc Nhĩ
15
Chương 14: Thầy luyện đá
16
Chương 15: Cũng xấu xa như ông vậy
17
Chương 16: Mùa đông đã đến
18
Chương 17: Bích họa
19
Chương 18: Like một cái
20
Chương 19: Mặt trăng xuất hiện rồi
21
Chương 20: Sắc màu hoang dã
22
Chương 21: Cậu bị cháy rồi
23
Chương 22: Lửa trong lò không gây bỏng
24
Chương 23: Thay đổi
25
Chương 24: Cháu tên gì?
26
Chương 25: Nguồn gốc sức mạnh
27
Chương 26: Ngọn lửa tàn khuyết
28
Chương 27: Sẽ có ngày ta tổ chức khoa phú yến
29
Chương 28: Cháu muốn học rèn đá
30
Chương 29: Kỹ thuật rèn đá điệu nghệ
31
Chương 30: Quà của lão khắc
32
Chương 31: Sự thô lỗ giản đơn
33
Chương 32: Đại lộ danh vọng
34
Chương 33: Dài bằng đầu ngón tay
35
Chương 34: Đổi phong cách rồi
36
Chương 35: Cũng Tạm Được Nhỉ?
37
Chương 36: Nào đấm một cái đi
38
Chương 37: Đao răng độn giáp
39
Chương 38: Chuẩn bị
40
Chương 39: Xuất phát
41
Chương 40: Tiến vào
42
Chương 41: Hắc phong
43
Chương 42: Lợn rừng
44
Chương 43: Thú săn cao cấp
45
Chương 44: Nghi ngờ
46
Chương 45: Sinh vật ngoài hang
47
Chương 46: Mặt cắt không còn giọt máu
48
Chương 47: Môi trường đáng ghét
49
Chương 48: Một mất một còn
50
Chương 49: Tuyết lở
51
Chương 50: Trời lại sáng
52
Chương 51: Sờ một chút
53
Chương 52: Ba con
54
Chương 53: Sói trong rừng
55
Chương 54: Dưới núi có sâu
56
Chương 55: Xui xẻo đến vậy sao?
57
Chương 56: Vua sâu đá
58
Chương 57: Sự lựa chọn của trực giác
59
Chương 58: Xương người trong hang
60
Chương 59: Ra khỏi núi
61
Chương 60: Đừng manh động! có gì từ từ nói!
62
Chương 61: Có chết cũng đáng
63
Chương 62: Trở về
64
Chương 63: Lễ rửa đao
65
Chương 64: Vị trí của hoa văn tô-tem
66
Chương 65: Trưởng lão